Kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật bản đợt 1/2021

23/12/2020 8:20:00 SA
share facebooksend emailprint

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Tổ chức IM Japan) về Chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh Đợt 01/2021, cụ thể như sau:

1. Thông tin chung

1.1. Phạm vi tuyển chọn: Toàn quốc

1.2. Các ngành tuyển chọn: Sản xuất chế tạo và xây dựng

1.3. Chỉ tiêu tuyển chọn: 90 người chia làm 3 lần thi tuyển. Mỗi lần thi tuyển với 30 chỉ tiêu (25 ngành sản xuất chế tạo và 5 ngành xây dựng).

Ứng viên được lựa chọn ngành thực tập là sản xuất chế tạo hoặc xây dựng theo nguyện vọng cá nhân ngay từ khi nộp Hồ sơ đăng ký dự tuyển và không được phép thay đổi ngành nghề khi đã trúng tuyển.

1.4. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 28/02/2021 (đối với ứng viên nộp hồ sơ qua đường bưu điện, sẽ tính theo dấu bưu điện của ngày ứng viên nộp hồ sơ).

1.5. Thời gian thực tập tại Nhật Bản: từ 3 – 5 năm

1.6. Thời gian tổ chức thi tuyển: mỗi tháng tổ chức 01 lần vào tháng 12/2020, tháng 01 và tháng 02/2021 (kế hoạch thi tuyển sẽ được tổ chức theo thứ tự thời gian người lao động nộp hồ sơ).

1.7. Cơ quan tổ chức kỳ thi:

- Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao phối hợp với Tổ chức IM Japan tổ chức thi tuyển.

- Tổ chức IM Japan giao Văn phòng IM Japan tại Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức kỳ thi. Môn thi Toán do Văn phòng IM Japan tại Việt Nam chịu trách nhiệm ra đề, quản lý đề thi, bài thi.

2Điều kiện đăng ký dự tuyển

- Nam giới, từ 20 đến 30 tuổi (sinh trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2001).

- Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;

- Chiều cao từ 1m60 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao;

Không xăm mình (kể cả hình xăm đã xóa); không bị dị tật; không có sẹo ảnh hưởng đến khả năng vận động; thị lực 2 mắt không đeo kính đạt từ 7/10 trở lên, không bị nhược thị, rối loạn sắc giác;

- Có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài;

Có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án;

- Chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản;

Chưa từng cư trú và làm việc bất hợp pháp tại nước ngoài.

3Nội dung thi tuyển

Vòng 1: Thi Toán (tổng số câu hỏi: 20 câu, thời gian làm bài: 45 phút, tổng điểm tối đa: 100 điểm).

Điểm đạt yêu cầu đối với ứng viên lựa chọn thực tập trong ngành sản xuất chế tạo từ 60 điểm trở lên.

Điểm đạt yêu cầu đối với ứng viên lựa chọn thực tập trong ngành xây dựng từ 40 điểm trở lên.

Chỉ những người đạt yêu cầu của Vòng 1 mới được thi các vòng tiếp theo.

- Vòng 2: Kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác và thi thể lực (chống đẩy, gập cơ bụng và chạy 3.000m).

Tiêu chuẩn đạt yêu cầu đối với ứng viên: chống đẩy từ 35 lần, gập cơ bụng từ 25 lần và chạy 3.000m trong thời gian 18 phút.

- Vòng 3: Phỏng vấn (đánh giá nguyện vọng cá nhânkinh nghiệm thực tế, tác phong).

Nguyên tắc trúng tuyển: Những người đạt yêu cầu Vòng 1, Vòng 2 và đáp ứng yêu cầu của Vòng 3 sẽ được lựa chọn trúng tuyển.

4. Nguyên tắc thay đổi ngành dự thi

- Trường hợp ứng viên đăng ký dự thi ngành sản xuất chế tạo nhưng trượt ở vòng thi Toán nếu đáp ứng điều kiện tuyển chọn trong ngành xây dựng có nguyện vọng thực tập trong ngành xây dựng (nguyện vọng này đã được ứng viên xác nhận trong Đơn đăng ký dự tuyển từ khi làm Hồ sơ tham gia chương trình) thì sẽ được chuyển sang thi tuyển đối với ngành xây dựng ở các Vòng 2 và Vòng 3 tiếp theo.

- Người lao động thi trượt mà không có nguyện vọng chuyển đổi ngành dự thi hoặc không đủ điều kiện chuyển đổi ngành dự thi được đăng ký thi lại vào các đợt thi tuyển sau nếu có nguyện vọng.

5. Thời gian đào tạo: đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh từ 6 - 8 tháng tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước ở Hà Nội.

6. Chi phí tham gia chương trình: Chi phí làm hộ chiếu, lệ phí visa, chi phí khám sức khỏe, học phí và tiền ký túc xá trong thời gian tham dự khóa đào tạo dự bị (2 – 3 tháng), ôn tập tiếng Nhật 01 tháng trước khi xuất cảnh, tiền ăn trong thời gian đào tạo tại Việt Nam. Tổng chi phí để tham dự chương trình dự kiến trong khoảng từ 18 - 25 triệu đồng/8 tháng.

Ngoài các khoản chi phí nêu trên, người lao động khi tham gia Chương trình này không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.

7. Quyền lợi khi tham gia chương trình

a. Mức lương: Hưởng mức lương theo hợp đồng sau khi đã khấu trừ tiền thuế, bo hiểm và tiền nhà ở trong khoảng từ 18 đến 20 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm tiền làm thêm ngoài giờ).

b. Các khoản được hỗ trợ từ Tổ chức IM Japan

Tiền học phí, tiền ký túc xá khóa đào tạo chính thức (4 tháng) trước phái cử và tiền vé máy bay.

Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 600.000 Yên đối với thực tập sinh hoàn thành 3 năm thực tập đến 1.000.000 Yên đối với thực tập sinh hoàn thành 5 năm thực tập (tương đương từ 120 triệu đồng đến 200 triệu đồng) để khởi nghiệp; được nhận khoản tiền bảo hiểm hưu trí (khoảng 80 triệu đồng sau 3 năm thực tập).

- Trung tâm Lao động ngoài nước và Tổ chức IM Japan sẽ hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành chương trình về nước.

c. Chính sách hỗ trợ trong thi tuyển đối với đối tượng ưu tiên

Những người lao động thuộc đối tượng sau đây, nếu có kết quả môn thi Toán đạt từ 30 điểm trở lên sẽ được ưu tiên cộng điểm vào kết quả bài thi toán (những người thi môn Toán đạt kết quả dưới 30 điểm không được cộng điểm ưu tiên), cụ thể như sau:

- Người lao động là con thương binh, liệt sỹ, người có công: 20 điểm.

- Người lao động thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Quyết định số 275/2018/QĐ-TTg ngày 17/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 202020 điểm.

- Người lao động thuộc các huyện nghèo và dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi: 15 điểmngười lao động không thuộc đối tượng huyện nghèo hoặc dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi: 10 điểm.

- Người lao động thuộc hộ nghèo và dân tộc thiểu số của các tỉnh không phải là tỉnh miền núi: 10 điểm.

Nếu người lao động thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng 01 chính sách hỗ trợ cao nhất trong thi tuyển.

8. Hồ sơ đăng ký dự tuyển

- Người lao động tự tải toàn bộ mẫu hồ sơ trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước www.colab.gov.vn tại Mục Tải biểu mẫu.

- Hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn đăng ký dự thi, Sơ yếu lý lịch, Bản cam kết, Giấy khám và chứng nhận sức khỏe theo mẫu của Trung tâm; Bản sao có chứng thực các giấy tờ sauGiấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.

Bản sao có chứng thực chứng nhận thuộc đối tượng gia đình chính sách, con thương binh, liệt sỹ; giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số với đối tượng là người lao động đang cư trú tại các địa phương được hưởng chính sách hỗ trợ trong thi tuyển nêu trên (nếu có).

9. Cách thức nộp hồ sơ

- Người lao động hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn nộp về Trung tâm Lao động ngoài nước (địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) theo một trong 2 hình thức:

Đến nộp trực tiếp tại Trung tâm (khi đến nộp mang theo Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân để đối chiếu);

+ Trực tiếp đi gửi bảo đảm chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Trung tâm.

10. Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, thời gian, địa điểm thi tuyển và kết quả thi tuyển

Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, thời gian, địa điểm tổ chức thi tuyển và kết quả thi tuyển cho những người lao động theo các hình thức sau:

+ Nhắn tin trực tiếp vào số điện thoại của người lao động ghi trong hồ sơ.

Đăng tải thông tin trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: www.colab.gov.vn.

Lưu ý: Để đề phòng các trường hợp lừa đảo, thu tiền ngoài quy định người lao động tuyệt đối: không nhờ người khác nộp hộ hồ sơ đăng ký dự tuyển, không nộp hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân trung gian, môi giớikhông tham gia các lớp học ôn tập, tạo nguồn, không ký kết các hợp đồng tư vấn về chương trình có thu phí.

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự tuyển, nếu có vấn đề cần tư vấn, người lao động liên hệ với Trung tâm Lao động ngoài nước thông qua số điện thoại: 024. 73030199 (gặp phòng Tuyển chọn lao động, số máy lẻ 115) hoặc đến trực tiếp trụ sở của Trung tâm Lao động ngoài nước (Địa chỉ: Số 1, Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội) để được hướng dẫn.



Ý kiến bình luận


Mã bảo mật (*)
Tin nổi bật


go top