TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2020
Thực hiện Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, vể tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 như sau:
I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: 4.000 Đơn vị
Trong đó:
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 3.000 đơn vị.
- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 2.577 đơn vị.
II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: 150.000 người.
Trong đó:
1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 138.068 người.
2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 125.498 người.
III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: 12.468 người.
2. Số người nộp hồ sơ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: 08 người.
3. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 12.134 người.
4. Số người bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 296 người.
5. Số người chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đi địa phương khác: 119 người
6. Số người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: 382 người.
7. Số người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp: 105 người.
8. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: 10.668 người.
9. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề: 149 người.
Trong đó: Số người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề là 148 người
10. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm: 12.468 người
11. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: 178.588.667.038 đồng
Trong đó: số tiền hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là 603.000.000 đồng
IV. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN: TTDVVL Bình Phước đã tổ chức 01 văn phòng tại Trung tâm và 02 văn phòng giải quyết chính sách BHTN như sau:
Văn phòng tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm, địa chỉ số 827, quốc lộ 14, phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 02713.885.053
Văn phòng tại Hớn Quản, địa chỉ số 343, quốc lộ 13, tổ 10, ấp 1, xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 02713.666.264
Văn phòng tại Phước Long, đường ĐT759, khu phố 6, phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 02713.775.594
2. Số lượng cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Tổng số cán bộ Trung tâm là: 26 người
Cán bộ thực hiện công tác BHTN là 16 người gồm có 16 định xuất được giao, trình độ đại học 15 người, trình độ cao đẳng 01 người.
Cán bộ BHTN làm việc tại Trung tâm: 11 người gồm 01 đ/c Trưởng phòng và 10 nhân viên.
Cán bộ BHTN tại điểm tiếp nhận văn phòng Hớn Quản là 03 người gồm 01 đ/c phụ trách và 02 nhân viên.
Cán bộ BHTN tại điểm tiếp nhận văn phòng Phước Long là 02 người.
3. Trang bị cơ sở vật chất: Tại Trung tâm và 2 văn phòng trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác như: máy tính, tủ, bàn ghế...
4. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn BHTN:
Tại Trung tâm và các văn phòng đã đặt bảng thông tin tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Trung tâm đã tổ chức 09 hội nghị về tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp và hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại Trung tâm, thảo luận về thực hiện thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp do hưởng sai quy định…
Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các công ty, doanh nghiệp theo Nghị định số 61/2020/NĐ-CP.
Trung tâm còn tuyên truyền qua báo đài, phóng sự, tờ rơi, cập nhật trên website, trả lời qua email, điện thoại các câu hỏi của người lao động và người sử dụng lao động liên hệ, thắc mắc về chính sách, thủ tục giải quyết bảo hiểm thất nghiệp
5. Sự phối hợp với các cơ quan có liên quan: Trung Tâm DVVL và Bảo hiểm xã hội thường xuyên có mối liên hệ để giải quyết chính sách cho người lao động đúng thủ tục, chế độ và đúng đối tượng quy định.
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả qua ATM cho người lao động.
V. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá:
Trong năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019:
+ Số người nộp hồ sơ: 12.468 tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2019 (12.468/9.411).
+ Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 12.134 tăng 29% so với cùng kỳ 2019 (12.134/9.411).
+ Số người được giới thiệu việc làm: 99 giảm 51,5% so với năm 2019 (99/204).
+ Số người hỗ trợ học nghề: 149 giảm 28,7% so với năm 2019 (149/209).
- Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở các ngành: cao su, giày da, may.
Do tình hình dịch bệnh covid-19 các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do không có nguồn nguyên liệu hoặc không tiêu thụ được các sản phẩm làm ra dẫn đến lao động phải nghỉ không lương hoặc lương thấp người lao động phải chuyển đổi công việc mới. Do vậy giới thiệu việc làm và đào tạo nghề giảm so với năm 2019.
2. Khó khăn, vướng mắc:
Phần mềm kết nối dữ liệu với BHXH chưa hoàn thiện, cụ thể thông tin người lao động tham gia BHXH, BHTN chưa đầy đủ khi đăng xuất.
Người lao động có việc làm đã tham gia BHXH, BHTN đang hưởng TCTN chưa phối hợp với Trung tâm nộp HĐLĐ, HĐLV hoặc không nộp tiền thu hồi cho cơ quan BHXH. Mặc dù phòng BHTN đã ra quyết định chấm dứt, thu hồi và liên hệ đến lao động.
3. Phương hướng trong thời gian tới.
Thời gian tới, Trung tâm phối hợp với BHXH trao đổi thông tin, đối chiếu số liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN và kịp thời giải quyết những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh. Nhất là việc chi trả và quản lý người hưởng trợ cấp thất nghiệp chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo quỹ BHTN được chi trả cho người thật sự bị thất nghiệp.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách BHTN tới từng địa phương, doanh nghiệp và người lao động.
Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan BHXH, các đơn vị liên quan đôn đốc thu hồi tiền TCTN mà người lao động hưởng sai quy định.
Tiếp tục phối hợp với Bảo hiểm xã hội, ngân hàng tuyên truyền chi trả qua ATM cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tăng cường thực hiện tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Tăng cường các giải pháp tích cực để tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp ngay từ khi người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, chú trọng cung cấp thông tin thị trường lao động, thông báo danh sách việc làm trống để hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ trước khi ra quyết định hưởng chế độ.
Tổ chức 08 hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại Trung tâm và tại các doanh nghiệp.
Tăng cường các phiên giao dịch việc làm. Mở rộng liên kết tới các Trường và Cơ sở dạy nghề để tổ chức hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp.
Trong thời gian tới Trung tâm sẽ phối hợp với ban ngành đoàn thể, các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt công tác chín h sách